Gía trị thông tin của WikiLeaks – TS

Nhân 1 người bạn hỏi về độ tin cậy của 1 số thông tin từ WikiLeaks, xin copy lại đây 1 trao đổi lâu rồi trong 1 diễn đàn nội bộ.
—————–
1. KHÁI QUÁT:
– không có gì bảo đảm rằng những người chủ WikiLeaks có đủ kiến thức, hiểu biết nói chung về nhiều lĩnh vực, càng không chắc về kiến thức tư pháp và sự công chính để làm “quan tòa”, như 1 số dư luận gán định cho họ.
– không có gì bảo đảm nội dung thông tin không bị thay đổi, cắt bỏ, chọn lọc để định hướng có mục đích.
– thông tin của WikiLeaks là thông tin 1 chiều, thường có tính cách “mật”; không có những nguồn “công khai” khác có sự khác biệt/đối lập, hay có tính phản biện có thể dùng đối chiếu/so sánh, để kiểm chứng, lượng giá sự chính xác/độ tin cậy.

2. LƯỢNG GIÁ BIẾN DẠNG CỦA CÁC NGUỒN TIN (information sources):
– 1st source: gốc (original/root source).
Ví dụ dữ liệu về vũ khí, quân đội TQ (info A)
– 2nd source: qua informers/agents của CIA, DIA, NSA, các cơ quan tình báo quốc tế…thu thập được, có thể là tình báo giả/fake intelligence info, đã biến dạng (B)
– 3rd source: CIA, DIA, NSA…qua analysis của chính họ, 1 lần nữa biến dạng khi tổng hợp (C)
– 4th source: từ (C) lại chuyển qua informers/agents thâu thập khác, thành (D).
– 5th source: lại qua intelligence agancies/security forces analyzed, tổng hợp 1 lần nữa biến dạng thành (E).
– 6th source: lại qua pha chế để đưa cho WikiLeaks thành (F)
– 7th source: WikiLeaks lựa chọn/pha chế thành (G) để phổ biến ra public.

3. GIÁ TRỊ & ĐÁNH GIÁ:
3.1. Vậy info chúng ta nhận được từ WikiLeaks chỉ có thể là G, hay F; giỏi lắm là C, nếu hacked được trực tiếp vào system để thu thập.
Nhưng đó không phải là A – cái nguyên gốc, chẳng bao giờ chúng ta có được.
3.2. Xác định độ tin cậy: công tác phân tích tình báo/điều tra, truyền thông luôn đòi hỏi phải đánh giá độ tin cậy của các nguồn “phát” và “chuyển” tin, để loại bớt độ nhiễu/khúc xạ.
3.3. Còn phải qua động tác đánh giá “giá trị lỏi” của tin/info/facts bằng các công cụ, kỹ thuật, phương pháp phân tích tình tình báo/điều tra, truyền thông chuyên môn…trong tương quan, liên kết với những dữ liệu tổng hợp khác trong 1 toàn cảnh (big picture) hợp lý/phù hợp, để xác định độ chính xác.

Nếu cho rằng những info của WikiLeaks là hoàn toàn chính xác/thật – với “tư cách như quan tòa công luận”, là không có gì ngây thơ bằng.
Chưa kể là ông chủ (Julian Assange) và WikiLeaks đã, đang được tình báo Nga bảo vệ, tài trợ và là 1 nguồn cung cấp thông tin chính (như nhiều điều tra tình báo/phản gián đã xác nhận). Chắc chắn làm gì có khách quan, trung thực, công chính ở đây – nếu không phải chỉ là công cụ phục vụ cho những mục tiêu định hướng nào đó ?
Do vậy, những ai ngây thơ, tin cậy hoàn toàn vào WikiLeaks – bị dắt mũi lầm lạc, sụp hầm là điều không thể nào tránh khỏi !
TS

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.